CƯ SĨ DIỆU ÂM

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

.:: Thư trả lời Niệm Phật ::.

***

‘Đường tu cần chuyên nhất’

Hỏi:

Thầy tôi cũng tu theo pháp môn TỊNH ĐỘ đó chứ, nhưng không hiểu sao giáo lư lại không sâu rộng như PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG và chư vị, phần lớn phật tử trong chùa bây giờ đều đi lạc đường hết v́ không có một người nào hướng dẫn đúng đắn hết, nếu thầy TỊNH KHÔNG mà có thể đến VIỆT NAM khai thị th́ phước đức vô lượng vô biên cho phật tử tại Việt Nam.

Trả lời:

Xin đạo hữu không nên phân biệt như vậy. Nên nhớ mỗi người có mỗi hạnh, mỗi người có mỗi vị trí khác nhau.

Ngài Tịnh Không có cái hạnh giảng pháp (Giảng Pháp Tam Muội), Ngài giảng rất rơ ràng chi tiết cho tất cả chúng sanh hiểu đạo mà tu hành. Ngài không bao giờ giảng nửa vời, vừa giảng vừa dấu, úp úp mở mở. Nghĩa là trong ḷng có bao nhieu nói ra hết để mong chúng sanh hiểu thấu đáo mà tu hành.

Diệu-Âm nghĩ rằng, nếu Ngài về Việt Nam được th́ tốt. Nhưng tốt hơn là người Việt Nam nên nghe pháp của Ngài để tu, chứ không cần ǵ Ngài phải về Việt Nam. Băng pháp của Ngài nhiều lắm, hăy sưu tầm mà nghe và làm theo là được. Gặp Ngài chưa chắc ḿnh hỏi được ǵ, v́ Ngài nói tiếng Tàu.

C̣n việc Phật tử đi lạc đường, đây là chuyện rất phổ thông trong thời nay. Chính là v́ nhiều nới giảng pháp không giảng thấu đáo, rơ ràng cho Phật tử tu hành. Rất nhiều người suốt một đời công phu, đến trước giờ tắt hơi cũng không biết đi về đâu, không biết lời nguyện nào để thành đạo, lời nguyện nào phải bị trầm luân trong luân hồi lục đạo. Nhiều người tu hành rất giỏi, nhưng h́nh như kèm theo đó có cái tâm càng ngạo mạn, không chịu theo kinh Phật phụng hành, tự nghĩ ra những cách tu riêng của ḿnh, dẫn chúng sanh đi lạc đường, mất phần giải thoát. Nhiều lắm!

Nhất thiết duy tâm tạo. Tâm vọng tưởng th́ theo cảnh vọng. Tâm cống cao th́ dù tu hành có giỏi cho mấy, nhiều lắm là theo loài A-tu-la (Quỷ Thần) là cùng. Tâm mơ hồ chắc chắn phải bị cảnh mơ hồ trói buộc. Tu hành dù có giỏi cho mấy, mà không rơ đường đi văng sanh thành Phật, cũng chỉ hưởng chút phước nhân thiên là cùng, mà thực ra, chưa chắc đă hưởng được phước báu nhân thiên. V́ sao vậy? V́ một niệm cuối cùng nó xác định tương lai. Một ư niệm sân giận con cháu, sân giận đệ tử, sân giận người khác làm xấu... th́ chính ta đi tuột xuống địa ngục. Tham lam đi theo Ngạ quỷ, ngu si lọt vào loài bàng sanh. Đạo hữu cố gắng nhớ kỹ lời này, cố gắng bỏ lần tập khí sân giận, tham đắm, mê muội, cạnh tranh, ganh tỵ, nói xấu người này người nọ. Có vậy tâm của ḿnh mới thanh tịnh, thoải mái.

Người tu hành mà thấy ai làm điều ǵ cũng chê bai, gặp ǵ cũng bài xích, chống hết người này đến người khác... th́ dù h́nh tướng có là ǵ đi nữa cũng không phải là bậc chân chánh tu hành đâu. "Nhược chơn tu đạo nhơn, bất kiến thế gian quả", (Nếu là người chơn chánh tu hành, không được nh́n lỗi của người khác). Ấy thế mà có nhiều người cứ t́m lỗi lầm của người khác để chống báng. Thậm chí, nhiều khi, họ không có lỗi ḿnh cũng t́m cho ra lỗi để chửi bới, bài xích... Đây là điều rất phổ biến của người thường tục. Tệ hại lắm!

Người tu hành mà tâm không từ bi hỷ xả, cố chấp th́ nhất định không phải là người đáng được nương nhờ!

Ta tu hành phải tránh xa điều này.  Muốn văng sanh, đạo hữu nên cố gắng chú ư những điểm này. Cụ thể chứ không cao xa đâu. (Và xin nói rơ, đây là nói chung để biết, chứ không phải dạy đạo hữu đâu nhé)..

Nói thêm, trước khi chết mà không biết hộ niệm, cứ cầu xin bác sĩ chữa trị, cứ nói "c̣n nước c̣n tát", v.v... chắc chắn sẽ bị hại thê thảm!  

Vừa chết xong th́ bị đưa xác vào nhà xác, ướp lạnh, chích thuốc chống ră thân xác, cố gắng giử cái xác được lâu khỏi bị thúi chờ con cháu tựu về nh́n mặt, khóc lóc, v.v... chắc chắn sẽ bị hại thê thảm!

Chết xong th́ đừng chạm vào xác thịt, ôm nắm, níu kéo, bị con cháu tắm rữa, thay quần áo, đụng chạm vào thân xác, v.v... Khóc lóc, than thở, gào thét, v.v.. tất cả đều gây đau đớn, khốn khổ, buồn bă, luyến tiếc, khủng hoảng... cho người bệnh. Tạo ra cơ duyên bị đọa lạc. Chắc chắn sẽ bị hại thê thảm!

Nhiều người tu hành suốt đời mà không hiểu được đạo lư này. Thật đáng thương!

Cho nên, biết "Đạo" mới giải thoát, không biết "Đạo" th́ bị đọa lạc. đạo này chính là đường niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ, rồi chuẩn bị hộ niệm cho nhau để cứu nhau văng sanh, chứ "Đạo" không phải là tụng kinh gơ mơ đâu.

Hỏi:

Về thời khóa tu hành.

Trả lời: Thời khóa như vậy tốt lắm, có công phu đều đặn thật đáng khen. Chúc mừng cho đạo hữu hạ quyết tâm lớn.

Về việc hồi hướng công đức, nên nhớ hồi hướng cho pháp giới chúng sanh, hồi hướng cho oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp, hồi hướng cho ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ, bà con thân thuộc nhiều đời nhiều kiếp cầu cho họ siêu sanh. Đừng nên chỉ có hồi hướng riêng cho ḿnh.

Cũng cần hồi hướng cho những người đặc biệt nào của ḿnh đang bị chướng ngại.

Sau cùng hồi hướng về Tây-phương cầu nguyện ḿnh được văng sanh thành đạo để cứu độ chúng sanh.

Hỏi:

Tôi có nên tiếp tục tụng kinh PHÁP HOA không?

Trả lời:

Tụng kinh Pháp-Hoa rất tốt, đem công đức hồi hướng về Tây-phương cũng được văng sanh. Tuy nhiên, trong pháp niệm Phật rất cần sự chuyên nhất. Tụng nhiều kinh, tu không được chuyên, là do ḷng tin không được mạnh, từ đó sức nguyện cũng không tha thiết, niệm Phật cũng khó chí thành. Do đó, đến khi lâm chung, trong tâm dễ bị hỗn loạn, đưa đến nhiều chướng ngại.

Kinh Pháp-Hoa lư đạo cao lắm chứ không phải thông thường, dành cho chư vị Bồ-tát minh tâm kiến tánh ở cảnh giới Hoa-tạng tu tŕ chứ không phải dành cho hạng phàm phu tục tử của chúng ta đâu. Nên nhớ, Phật khai pháp hội Pháp-Hoa, đến như chư vị A-la-hán cũng hiểu không nổi mà đành phải bỏ ra. Chúng ta dễ ǵ hiểu thấu lư đạo trong kinh Pháp-Hoa. Hiểu không thấu lư đạo, th́ hành giả làm sao đạt được yêu cầu của kinh. Không hiểu, công phu không đạt, th́ coi chừng hiểu sai, thực hành sai, đưa đến kết quả sai lạc. Chính v́ thế cần phải chú ư.

Hăy chuyên tụng kinh A-Di-Đà, hoặc tụng kinh Vô-lượng-thọ, là tốt nhất. Đây là kinh dành cho những người hạ căn, nhu cầu là tin tưởng, phát nguyện văng sanh, thành tâm tŕ danh niệm Phật. Mấy điều này ai cũng có thể làm được. Làm được việc này rồi th́ các việc khác có Phật gia tŕ. 

Ấy vậy mà những bộ kinh này được gọi là kinh thành Phật đó. Không phải tầm thường đâu. Nhân Phật th́ quả Phật. Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả. Nhân quả đồng thời. Ồ! Tối thượng!

Ngài Tịnh Không dạy, suốt đời tŕ tụng một bộ kinh là đủ. Khi thấu hiểu một bộ kinh th́ tất cả kinh sẽ thấu suốt. Chắc chắn như vậy.

Người căn tánh trung hạ mà tụng nhiều kinh rất khó thâm nhập vào đạo lư của Phật pháp. Vô t́nh, tụng th́ nhiều mà rốt cuộc không hiểu được bao nhiêu! Đến lúc chết cũng không biết đường nào để đi. Không biết đường đi, th́ "Lạc Đường" rồi vậy!

Ở VN đến nay có hàng trăm người niệm Phật văng sanh. Họ chỉ tụng một bộ kinh A-Di-Đà, niệm một câu A-Di-Đà Phật, họ văng sanh bất khả tư ngh́! Nhiều không đếm hết. Hỏi rằng, thời nay mấy ai thành tựu được như họ?

Xin phải chuyên nhất niệm Phật. Trong kinh Phật dạy là: Nhất hướng chuyên niệm A-Di-Đà Phật cầu sanh Tây-phương Cực-lạc. Chỉ vậy mà thôi, đường thành đạo rất chắc chắn.

Chúc đạo hữu ngộ đạo. Tín-Nguyện-Hạnh thành tựu đạo quả.

A-di-đà Phật

Diệu Âm

(09/10/08)