CƯ SĨ DIỆU ÂM

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

.:: Thư trả lời Niệm Phật ::.

***

Hào quang của Phật dịu dàng hay chói chang?

Hỏi:

Có thầy giảng khi ở thân trung ấm nếu thấy hào quang dịu dàng là của Phật, hào quang chói chang là của ma. Ngược lại, có thầy giảng hào quang chói chang là của Phật, c̣n dịu dàng là của ma.  Xin chú giải thích rơ để Phật tử chọn đi đúng đường về với Phật.

 Trả lời:

Câu hỏi này hay lắm. Nhưng vấn đề này rộng quá, thật là khó có thể mổ xẻ đến chỗ tường tận!

Ở đây, trong phạm vi một câu trả lời, chúng tôi xin đề cập đến một vài yếu tố về pháp môn tu. Có lẽ v́ căn cứ vào các pháp môn tu học khác nhau nên câu trả lời h́nh như có sự sai biệt!

Phật để lại có tới 84 ngàn pháp môn tu học, để ứng trị với tập khí, phiền năo, nghiệp chướng, căn cơ khác nhau của chúng sanh. Nếu đem so sánh, th́ tất cả các pháp môn tu hành đều có chỗ đồng, chỗ biệt.

"Đồng" là đi về cùng một mục đích, chính là khai mở Chơn-tâm Tự-tánh của ḿnh, thành Phật. "Biệt" là mỗi pháp đều có sự thực hành riêng, cách đối trị riêng. Chúng ta cũng thường nghe đến câu, "Đồng mà biệt, biệt mà đồng", hoặc "Đồng quy nhi thù đồ". Nghĩa là, cùng đi về một chỗ, nhưng đường đi khác nhau. Mục đích th́ chung, nhưng cách tu hành, phương pháp đối trị với nghiệp chướng, th́ tùy theo từng căn cơ mà có chỗ khác biệt. Chính v́ vậy, cảnh giới ứng hiện ra có chỗ đồng nhất, có chỗ sai biệt cũng là chuyện thường!

Để dễ hiểu hơn, chúng ta đưa ra một vài ví dụ gần gũi trong thế gian để dẫn chứng trước:

Một người thôn quê, sống trong cảnh yên lặng, th́ lời nói, cử chỉ, tính t́nh của họ cũng hiền ḥa, mộc mạc. Ngược lại, một người ở thành Phố phồn hoa, th́ họ thông minh, lanh lợi, khôn ngoan, tính toán hơn.  Bản năng này do tâm bị tập nhiễm môi trường mà ra, chứ không phải chơn tâm khác biệt.

Một người thiện lương th́ thấy ai cũng thương hại, tin yêu. Ngược lại, một người đa nghi th́ thấy ai cũng nghi ngờ, ḍ xét. Tin yêu hay nghi ngờ đều do tâm tạo nên.

Người lớn cứ lấy chuyện ma mà hù dọa trẻ em, th́ trẻ em nằm ngủ thường giựt ḿnh la hoảng! Nếu đem chuyện lành mạnh dạy dỗ th́ các em vui tươi, an lành. Người ác thấy việc ác, người thiện thấy việc thiện. Phật thấy chúng sanh đều là Phật. Chúng sanh thấy Phật không khác ǵ chúng sanh. Tốt-Xấu, Thiện-Ác, Phật-Chúng sanh... tất cả đều do tâm tạo ra cả.

Kinh Phật có nói: "Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh". Vạn pháp đều từ tâm của chính ḿnh hiển hiện ra.

Như vậy một người thấy Phật hay Ma, lâm chung được an lành hay bị chướng ngại, thân trung ấm thấy quang minh của Phật chói chang hay dịu dàng đều có nguyên nhân tương ứng.

Xin nêu lên mấy điểm sau đây có liên quan đến vấn đề này:

1/ Tự-Lực và Nhị-Lực:

Tự-Lực là tự ḿnh tu chứng để giải thoát, không cần nhờ cậy tới ai. Nhị-Lực là vừa tự ḿnh tu hành, vừa nương nhờ từ lực của chư Phật gia tŕ. Hầu hết các pháp môn tu hành đều mang tính chất tự lực, riêng pháp môn Niệm Phật là pháp nhị lực, luôn luôn cầu Phật A-Di-Đà gia tŕ tiếp độ để đới nghiệp văng sanh Cực-lạc quốc…

Người tu hành tự lực th́ thường phải có nghị lực cao, ít tính khiêm nhường, họ muốn tự ḿnh chiến thắng nghiệp hoặc, tự đối đầu với oan gia trái chủ để tự bảo vệ lấy ḿnh. Chọn cảnh đấu tranh th́ khó có thể được cảnh thanh b́nh! Tâm không chấp nhận sự êm dịu th́ quang minh của Phật ứng hiện cũng không thể êm dịu được!

Với người niệm Phật, thường có tâm khiêm nhường. Chư Tổ Tịnh tông đều khuyên nhắc người niệm Phật phải tự cho ḿnh là hàng hạ căn thấp kém, phải có tâm chí thành chí kính, luôn nương vào Phật lực, cầu Phật gia tŕ để được đới nghiệp văng sanh. V́ tâm chí thành chí kính nên tương ứng với đại thệ của đức Phật A-Di-Đà, được Phật Bồ-tát gia tŕ, chư Long thiên hộ pháp bảo vệ, nên họ được an ổn. Từ đó, tâm của người niệm Phật hiện ra cảnh giới ḥa b́nh, an lạc, thanh tịnh. Quang minh của Phật cũng ứng theo tâm thành của người cầu nên dịu dàng, nhu nhuyễn.

Đây là, Phật tùy tâm chúng sanh muốn mà ứng hiện ra, hay gọi là, "Tùy chúng sanh tâm, ưng sở tri lượng" vậy. 

Trong các pháp tự lực của thiền định, họ chủ trương "Phùng Phật sát Phật, phùng ma sát ma", (Gặp Phật giết Phật, gặp ma giết ma). Nghĩa là, gặp Phật cũng chẳng khác ǵ ma, đă là ma th́ phải phá trừ hết. Tất cả phải tự lập lấy, tự chứng đắc để nhập Niết-bàn. Gặp Phật mà họ c̣n không chấp nhận, huống chi gặp ánh sáng của Phật! Tâm không chấp nhận tha lực, th́ Phật lực không cảm ứng được.

C̣n người tu Tịnh độ th́ nương nhờ Phật lực tiếp dẫn, khi xả bỏ báo thân họ nguyện theo A-Di-Đà Phật về Tây-phương thành bậc bất thối chuyển. "Phật thị môn trung hữu cầu tất ứng". Đây là do tâm thành mà được linh ứng. Tâm ta có cảm, Phật tất có ứng gọi là cảm ứng đạo giao.

Người tu Thiền định chủ trương "Đa nghi đa ngộ". (Nghi nhiều th́ ngộ nhiều). Đối với tất cả mọi cảnh giới cần phải tự nghi vấn, phải tự thân thấu hiểu rốt ráo, phải tự ḿnh đạt lấy, chứ không dựa vào bất cứ một tha lực nào cả. Thành ra bất cứ cảnh giới nào hiện ra cũng bị họ nghi ngờ, gạn lọc. Muốn gạn lọc th́ Phật cũng đành thử thách, để chúng sanh mặc sức mà gạn lọc!

C̣n người tu Tịnh-độ th́ dùng tín tâm mà về với Phật, phải "Đoạn nghi sanh tín". Trong kinh, Phật dạy người niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ th́ lúc xả bỏ báo thân, A-Di-Đà Phật cùng chư Thánh chúng hiện ra trước mặt, tiếp dẫn về Tây-Phương. Người niệm Phật phải vững vàng tin vào lời Phật dạy này để được văng sanh. Tín-Nguyện-Hạnh là tông chỉ, trong đó ḷng tin là đầu mối để thành đạo. Đây là: "Tín tâm thanh tịnh tất sanh thật tướng" vậy.

Pháp môn tự lực, v́ vậy, chỉ dành cho hàng căn cơ thượng thừa, hay nói rơ hơn, là hàng đại bồ-tát thực hành. C̣n pháp nhị lực Tịnh độ th́ "Tam căn phổ bị, phàm thánh tề thâu" - Phổ dụng khắp các căn cơ, thượng trung hạ đều được thành tựu.

Cho nên, người tu hành cần phải xét rơ căn cơ của chính ḿnh để chọn lựa pháp môn thích hợp mới mong ngày thành tựu, chớ nên khinh suất.

2/ Tịnh Tông và Mật Tông:

Trong Mật-tông có nhiều cảnh giới rất lạ thường đối với người phàm phu kém trí huệ như chúng ta! Nếu không được hướng dẫn kỹ, một người b́nh thường, tự thực hành theo pháp Mật-tông, có thể bị lạc vào những cảnh giới huyễn hoặc, rất khó phân định!

Cách hành tŕ của Mật-tông là lăn vào cảnh động, chế ngự cảnh động để t́m ra cảnh tịnh. Đây không phải là cách tu hành của hạng người b́nh thường. C̣n cách hành tŕ của Tịnh-tông là cố gắng xa ĺa cảnh động để bảo vệ cảnh tịnh. Cách tu này an toàn, dễ dàng hơn, thích hợp với hàng sơ cơ hạ căn.

Cũng như cách tu tự lực Thiền-tông, người tu Mật-tông cũng cần đến trí huệ sắc bén, ư chí vững mạnh, mới vượt thắng những thử thách của nhiều cảnh giới khá huyền bí (nên gọi là Mật), để t́m ra đường sáng giác ngộ. Một khi chọn môi trường thử thách th́ phải chịu khá nhiều thử thách. Ánh sáng chói chang hiện ra chính là để đáp ứng với cái tâm muốn thử thách vậy.

Người tu Tịnh-độ th́ ngày ngày niệm Phật cầu Phật tiếp độ về Tây-phương, họ nh́n đức Phật A-Di-Đà giống như người cha hiền ḥa. Chính tâm hồn hiền ḥa này đă cảm ứng đến quang minh của Phật cũng hiền ḥa, êm dịu.

 Trong Mật-tông th́ mỗi người phải là một chiến sĩ kiêu hùng, phải tự trang bị cho ḿnh cả thể chất lẫn tinh thần để sẵn sàng lăn xả vào trận mạc mà chiến đấu với ác nghiệp, hàng phục ma chướng. Đây là môi trường đấu tranh vô cùng quyết liệt giữa sống và chết, giữa thiện và ác, giữa giải thoát và địa ngục. Ở đó thiện ác phân minh, ác phải diệt, thiện phải dương. Trong cảnh giới này, khó t́m ra sự an nghỉ. Cho nên, đối với họ sự im ĺm, dịu mát quả là điều trái ngược.

Người tu Tịnh-độ, th́ ngược lại, cần nhất là buông xả vạn duyên, ác th́ phải buông đă đành, nhưng thiện cũng phải buông mới là Tịnh-nghiệp. Nói rơ hơn, việc ác không được làm, việc thiện phải làm nhưng tâm phải biết buông, không được chấp vào đó mới có thể hoàn thành Tịnh-nghiệp. Như vậy, đối với người niệm Phật, tất cả các việc thiện là "Trợ hạnh", c̣n "Chánh hạnh" vẫn là nhiếp tâm niệm A-Di-Đà Phật cầu văng sanh về nước Cực-lạc.

Người văng sanh về nước Cực-lạc sẽ hội tụ với chư Bồ-tát ở Liên Tŕ hải hội, ta cùng chư Thượng-thiện-nhơn câu hội một chỗ. Trong kinh Phật nói, cơi Cực-lạc, dẫu cho tiếng ác cũng không có, th́ làm ǵ có h́nh tướng xấu ác, ảnh tượng hung tợn? Vậy th́, làm ǵ hào quang của Phật lại chói chang, khó chịu?

Giữa Mật-tông và Tịnh-độ sự hành tŕ có khác nhau, thành ra các biểu tượng thờ phụng và nghi thức hành đạo cũng chỗ khác nhau.

Ví dụ, như trong Kim-cang Mật thừa của Mật tông, người muốn thọ tŕ theo giáo pháp này phải tu luyện tâm hồn vững mạnh, chí khí kiên cường, thân thể tráng kiện mới tu hành được. Người tu phải luyện tập vơ nghệ, phải có khả năng tự vệ hữu hiệu, phải được truyền chỉ những mật chú để tự bảo vệ lấy ḿnh trước những thử thách của cảnh giới rất huyền ảo, khá phức tạp. Chỗ nương dựa của họ vẫn là chính họ. Chính v́ vậy tâm hồn của họ khó có thể đơn giản, nhẹ nhàng được!

Ngược lại, những điểm đ̣i hỏi trong Mật-tông hoàn toàn không đề cập đến trong Tịnh-độ tông. Người tu Tịnh-độ chủ yếu là giữ tâm hồn khiêm hạ, cung kính, thành khẩn, họ đặt niềm tin vào sự gia tŕ, che chở của Phật A-Di-Đà, chư Bồ-tát Thánh chúng, chư Long Thiên hộ pháp. Nhờ vậy, Tâm hồn người tu Tịnh-độ đơn giản, hiền ḥa, thanh tịnh và có chỗ nương dựa.

Cách trang trí, thờ phụng cũng có chỗ khác nhau.

Khi bước vào một tự viện Mật tông, chúng ta thấy cảnh trí ở đó thật chói chang, màu sắc rất tương phản. Những h́nh tượng của Phật và Bồ-tát đều lộ vẻ đặc thù sắc bén, các vị thần Kim Cang Tát-đơa rất hùng dũng, dữ tợn. Có những mật thất của Mật-tông chỉ dành riêng cho người đă được trải qua những pháp quán đảnh đặc biệt, c̣n những người khác không được bước vào. Ở đó thường trưng bày những h́nh tượng rất đặc biệt, diễn tả những cảnh giới mà người b́nh thường không thể tự ư xem qua!

 Ngược lại, khi bước vào trong một Niệm Phật Đường của Tịnh-độ tông, ai cũng có cảm giác an lành, nhẹ nhàng. Cách thờ phụng ở nơi này trang nghiêm, thanh tịnh. H́nh tượng Phật Bồ-tát đều hiền ḥa, từ bi, mọi người đều hoan nghênh bước vào để lễ bái. Vào đó, mọi người đều tắm ḿnh trong ánh hào quang của Phật, Bồ-tát, ai ai cũng cảm thấy an lành như được sự gia tŕ, che chở, bảo vệ an toàn trong ánh quang minh của Quư Ngài.

 Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? 

Thực ra, đă là Phật Bồ-tát th́ đâu c̣n tướng ǵ nữa. Tất cả những ảnh tượng, đồ h́nh chỉ là sự biểu trưng cho các phương pháp tu hành, cảnh giới thấy được cũng chỉ là ứng hiện theo tâm tưởng của chúng sanh mà thôi.

Như vậy, quang minh của Phật nếu có khác nhau, tất cả chẳng qua đều do chính tâm của con người cảm ứng đến. Nhất thiết duy tâm tạo. Ánh sáng của Phật A-Di-Đà chói chang là v́ tâm của con người "chói chang", ngờ vực. Ánh sáng của Phật dịu dàng v́ tâm của con người hiền ḥa, dịu dàng.

Như vậy, chúng sanh muốn chọn ánh sáng nào?

Trong kinh Vô-lượng-thọ, Đức Thích-Ca Mâu-Ni nói quang minh của Phật A-Di-Đà là tối tôn đệ nhất, Đức Bổn-Sư tôn xưng ánh sáng của A-Di-Đà Phật là "Quang trung cực tôn", và Phật A-Di-Đà c̣n có nhiều danh hiệu khác, trong đó có: "Thanh-Tịnh-Quang, Hoan-Hỉ-Quang, Giải-Thoát-Quang, An-Ổn-Quang, v.v... Quang minh ấy chiếu khắp mười phương. Tất cả thế giới nếu có chúng sanh nào chạm xúc quang minh này th́ cấu diệt thiện sanh, thân ư nhu nhuyễn". (Kinh VLT, phẩm 12).

Thực thể Quang minh của Phật là: Thanh-Tịnh, Hoan-Hỉ, Giải-Thoát, An-Ổn... th́ làm sao lại chói chang, nhức mắt được! Nếu chói chang, nhức mắt th́ làm sao chúng sanh chiếu xúc đến lại được thân ư nhu nhuyễn?...

Tất cả đều do chính tâm của chúng sanh cảm ứng ra. Chính v́ vậy, giảng giải kinh điển cần hết sức cẩn thận, phải xét rơ Phật đang giảng trong cảnh giới nào, cho thành phần nào, đối trị bệnh chướng nào... những điều này cần phải xác định rơ ràng hầu tránh cho đại chúng sự mập mờ, lầm lạc trong việc tu tŕ. Tu học pháp môn cũng vậy, cần phải chọn lựa thích ứng với căn cơ của ḿnh mới mong có ngày thành tựu.

Thiền định và Mật-tông đ̣i hỏi căn cơ cao mới thực hành nổi. Người thượng căn thượng trí có thể tự tu tự chứng, không cần nương nhờ vào ai, tự họ có thể phá ma chướng, diệt nghiệp hoặc, để thành đạo, chứng đại Bồ-đề. Các pháp môn này, đại Bồ-tát thực hành th́ chính xác, c̣n kẻ phàm phu mà tham chấp vào đó th́ coi chừng càng tu càng sai!

C̣n chúng sanh trong thời mạt pháp, Phật nói, hầu hết căn tánh đều hạ liệt, th́ pháp môn niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ là thích hợp nhất, dễ thành tựu nhất. Người tu niệm Phật, với tín-nguyện-hạnh đầy đủ, ứng hợp với đại nguyện của đức Phật A-Di-Đà. Trong kinh nói, khi người đó xả buông bỏ báo thân, Ngài cùng chư đại Thánh chúng phóng quang đến tiếp dẫn về Tây-phương. Pháp này dễ, nhưng nhiếp thọ th́ rộng vô bờ mé, gọi là tam căn phổ bị, phàm thánh tề thâu. Bậc thượng, trung, hạ đều có thể tu hành thành tựu.

C̣n ánh sáng chỉ là phương tiện biến hóa của đức Phật A-Di-Đà để tiếp độ chúng sanh. Trên cơi Cực-lạc, chính mỗi cánh hoa sen cũng đều có thể phát ra muôn vạn đạo hào quang tốt đẹp, th́ A-Di-Đà Phật chẳng lẽ không có khả năng biến hóa được một thứ ánh sáng trong lành, tốt đẹp để cho chúng sanh được an lành tiếp dẫn về Cực-lạc sao? 

Thế mà, có nơi đă mô tả h́nh tướng của Phật, Bồ-tát rất bất thường, dễ sợ, đầy uy hiếp. Nhiều người thấy vậy vội vă chấp vào đó mà hồ nghi rằng, tại sao thân tướng của Phật Bồ-tát lại dữ tợn như vậy! Thưa không phải vậy đâu. Đó chỉ v́ tâm chúng sanh muốn vậy nên Phật Bồ-tát cũng đành ứng hiện như vậy để độ mà thôi!... 

Tướng tùy tâm sanh, tướng tùy tâm diệt. Tâm Phật Bồ-tát là đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả th́ h́nh tướng của các Ngài đâu có thể nào hung dữ được? Đức Quán Thế Âm ứng hiện trên cơi trần này thành một Bạch-Y Đại-Sĩ, trông rất từ bi, hiền ḥa như một người mẹ hiền, đây là v́ chúng sanh thành tâm quy mệnh Ngài, cầu Ngài cứu khổ cứu nạn. Trong khi đó, chúng sanh mấy ai biết được rằng, ở dưới địa ngục, Ngài hiện thành quỷ Tiêu-Diện, một đại quỷ vương, thân tướng trông rất bạo tợn, hung dữ, ai nh́n thấy cũng phải khiếp đăm! Bồ-tát Quán Thế Âm đại từ đại bi, làm sao mà có tướng hung dữ được. Chỉ v́ tâm chúng sanh ở đó quá ngu muội, cay nghiệt, ác hiểm, nên Ngài phải hiện như vậy mới có thể độ họ mà thôi!

Hiểu được điều này rồi, xin hỏi rằng, quư đạo hữu muốn các Ngài sẽ cứu độ ḿnh bằng h́nh tướng nào đây?

Khi hộ niệm cho người lâm chung, sự ứng hợp căn tánh lại c̣n đặc biệt quan trọng hơn nữa. Nếu hộ niệm mà ứng dụng các pháp không hợp căn cơ, th́ không thể cứu người văng sanh được. Mỗi pháp môn tu tập đều có mỗi cách hộ niệm riêng, người hộ niệm cần phải hiểu rơ điều này mà làm như lư như pháp, chứ không thể sơ suất áp dụng bừa băi được.

HT Tịnh Không nói rằng, ánh sáng của Phật th́ êm dịu, làm cho thân tâm thanh tịnh, không chói mắt. Ngược lại, ánh sáng của ma th́ chói chang, giống như có gai, khi chiếu xúc đến làm tâm ta bất an, lo sợ, dễ nhận nhất là bị chói mắt. Ngài nói, cách tốt nhất khỏi sợ bị lầm lẫn là khi hộ niệm cần có một h́nh tượng Phât A-Di-Đà cho người bệnh nh́n để nhiếp tâm vào đó mà niệm Phật. Khi người bệnh ra đi, đức A-Di-Đà sẽ hóa hiện giống hệt như h́nh tượng trước mặt để tiếp dẫn họ. Dặn ḍ người bệnh tuyệt đối không nên đi theo một vị nào khác, không được tham chấp vào bất cứ cảnh giới nào, có vậy mới tránh bị lạc đường.

Đây là Ngài lấy tôn chỉ và cách hộ niệm của Tịnh-độ tông ra khai thị cho chúng ta đó. Đúng lư, đúng pháp, hợp căn, hợp thời. Trong quy tắc trợ niệm của Tịnh-độ tông, chư Tổ cũng nói tương tự. Nhiều Ban Hộ Niệm ứng dụng đă và đang cứu độ vô số người văng sanh Tịnh-độ. Lúc xả bỏ báo thân, họ văng sanh nước Cực-lạc, hiển hiện ra những thoại tướng tốt đẹp bất khả tư ngh́. 

Chúng ta phải y giáo phụng hành vậy.

 A-Di-Đà Phật

Diệu Âm

(08/07/2009)