CƯ SĨ DIỆU ÂM

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

.:: Thư trả lời Niệm Phật ::.

(08/04/2009)

  
Hỏi 1: ...đọc được lá "Thư vận động hộ niệm" văng sanh, con thật vui. Đă hai năm nay con bắt đầu niệm Phật, mỗi ngày con được thiện lành hơn, hiện tại con đang sống tại Thụy Sỹ và đang t́m kiếm đạo tràng của Tịnh Tông học hội bên Âu Châu này, nhưng không ai biết. Con rất mong có được một nhóm hộ niệm, để được niệm Phật và giúp người văng sanh, con rất mong muốn, cuộc sống của con nếu không có tiếng niệm Phật, th́ chắc một điều là con không c̣n muốn sống nữa...

Trả lời 1: Đạo tràng của Tịnh tông học hội là nơi chuyên tu niệm Phật. Nếu không t́m ra ở Âu châu th́ tốt nhất Kim B́nh nên t́m một vài người biết niệm Phật tự lập một nhóm nhỏ, rồi ngày ngày niệm Phật với nhau. Chú nghĩ cũng có rất nhiều người đang muốn chuyên tu niệm Phật ở bên Thụy sĩ, nhưng v́ chưa có ai đứng ra vận động sự kết hợp, nên vẫn c̣n rời rạc. Hăy cố gắng t́m hỏi thử coi, biết chừng ḷng ḿnh thành được Phật Bồ-tát gia tŕ sẽ có ngày ḿnh lập được.

Niệm Phật th́ ở đâu cũng niệm Phật được cả, có nhóm niệm Phật với 5-10 người ngày ngày cộng tu với nhau th́ lư tưởng nhất. Nhưng tạm thời ở đó chưa có nhóm th́ Kim B́nh cứ kêu gọi 2-3 người bạn quen về nhà ḿnh, hoặc nhà bạn ḿnh niệm Phật. Niệm Phật được vậy th́ vui lắm, sau cùng ḿnh có người bên cạnh để hộ niệm giúp đỡ nhau khi hữu sự. C̣n nếu như chưa thể kết hợp được th́ tự ḿnh vui vẻ an nhiên niệm Phật, từ từ khi cơ duyên đến th́ chắc cũng có vài người bạn tâm đầu ư hợp đến cộng tác với ḿnh. Đừng nên nóng ḷng hay có ư nghĩ tiêu cực nghen.

Hỏi 2: Dạo này con đang bị kẹt vào một cái ǵ đó, hy vọng cư sĩ giúp con, con cảm thấy chán năn với tất cả, chỉ có sự an lạc lúc niệm Phật hoặc nghe giảng kinh mà thôi. Trong khi con vẫn phải sống, phải có sự giao tiếp với mọi người, nhưng con không c̣n hứng thú để tṛ chuyện như trước đây nữa, v́ mọi việc nó quá rơ ràng là giả tạm. Nhưng con lại cảm thấy rất cô đơn, nên cứ muốn t́m cho ra nhóm niệm Phật, để có một mục đích chung là giúp ḿnh và giúp người niệm Phật, thành Phật.


Trả lời 2:

Tất cả đều có nhân duyên, cháu cố gắng giữ b́nh tĩnh mới tốt.

Cháu đang muốn niệm Phật, nhưng cơ duyên kết hợp nhóm để niệm Phật chưa được...! Ḿnh th́ nóng ḷng muốn tu hành, nhưng những người bên cạnh th́ không biết tu hành, cứ làm ngơ, không màn ǵ tới chuyện sanh tử vô thường. Cũng đôi lúc, có người tu hành nhưng mập mờ không biết đường nào luân hồi, đường nào để thoát nạn! ... Có lẽ chính v́ thế mà Kim B́nh mới thấy buồn lo, chán nản chăng? Trạng thái này đến với KB lâu ngày mới sanh ra cái cảm giác "h́nh như có vấn đề ǵ đó" đang đè nặng lên tâm tư của ḿnh, h́nh như "có cái ǵ kẹt trong tâm"!...

Thật ra, không có ǵ cả đâu. Hăy vui vẻ lên, liệng tất cả những cái kẹt đó ra đi. Nó chẳng qua là điều ḿnh muốn thực hiện mà chưa thực hiện được, không biết làm sao thực hiện, không ai hỗ trợ ḿnh thực hiện, tự nghĩ tại sao ḿnh lại vô phước như vậy!... những suy nghĩ này nó cứ lẩn quẩn trong tâm thành ra kém vui đó thôi.

Thôi th́, được hay chưa cứ để tùy duyên. T́m đạo tràng niệm Phật được hay chưa cũng chẳng quan trọng nữa. Hăy an nhiên niệm Phật trong hoàn cảnh thực tế của chính ḿnh. Đây mới là điều hay, chứ khi có nhóm niệm Phật rồi mà tâm ḿnh chưa thực ḷng muốn niệm Phật, th́ cũng chưa chắc đă tốt!

Biết tất cả là giả tạm th́ bây giờ hăy coi cái Niệm-Phật-Đường cũng giả tạm luôn.. Tất cả đều giả tạm th́ hăy quay về chính tâm ḿnh để nương dựa.

Nghĩa là, hăy lấy TRỰC TÂM cuả ḿnh làm đạo tràng. Trực tâm chính là cái ǵ của chính ḿnh đang có.

Ḿnh muốn niệm Phật, th́ "Niệm-Phật" là trực tâm. Ḿnh muốn được văng sanh, th́ "Tâm Nguyện Văng Sanh" là trực tâm. Nơi ḿnh chưa có đạo tràng niệm Phật, th́ ḿnh niệm măi trong tâm, "Niệm-Trong-Tâm" là trực tâm... Biết sử dụng trực tâm th́ vui biết mấy.

Đừng dùng sự chán nản, cô đơn, buồn bă, lo âu, hiếu kỳ... làm trực tâm nghen. Lấy những thứ đó làm trực tâm th́ sai lệch lắm đó!

Những cảm giác như: cô đơn, chán đời, lo âu, buồn bă, v.v... thực ra cũng chỉ là huyễn mộng, không thực! Nếu thấy rằng tất cả đều huyễn mộng, th́ ngay cái cảm giác huyễn mộng, cái thấy huyễn mộng, cái ḿnh cho là huyễn mộng... cũng là huyễn mộng luôn.

Vậy th́, hăy liệng tất cả thứ đó xuống đi. Đây chính là "Giác Ngộ". Giác ngộ th́ an nhiên thanh tịnh vậy.

Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng. Cứ giữ tâm nguyện chân thành tu hành, niệm Phật, th́ tự nhiêm một ngày nào đó sẽ có cơ duyên cho Kinh B́nh vẹn tṛn ư nguyện.

Hỏi 3: ... con tự biết ḿnh thuộc vào hạng hạ căn, nhưng may mắn thay lại được biết niệm Phật nhờ đĩa Khuyên Người Niệm Phật của cư sĩ, theo sự chỉ dạy của một vị Thầy th́ mới hy vọng thoát khỏi sanh tử luân hồi...

Trả lời 3:

Hạng hạ căn cần suy tính thật kỹ để có cách tu hành đứng đắn theo căn tánh của ḿnh. Lời Phật dạy, người căn tánh hạ liệt nên nương theo đại từ đại lực của Đức Di-Đà mới mong có ngày thành tựu.. Câu nói "theo sự chỉ dạy một vị thầy" chẳng qua là phụ nghĩa cho sự chuyên nhất trong đường tu tập.

"Theo một vị thầy", nên hiểu là sau khi ḿnh đă lựa chọn thật kỹ, đă biết người nào thật sự là "Thiện Tri Thức" rồi, mới dám y theo tu học.

Ai sẽ là người thiện trí thức? Hăy t́m cho được người giảng giải thật chính xác nghĩa kinh của Như-Lai, đă có thành quả tu học, đă hướng dẫn nhiều người thành tựu, cách hướng dẫn của người đó cụ thể, thích hợp với chính ḿnh, ḿnh thực hành theo cách hướng dẫn đó th́ an tâm và thấy rơ đường thành tựu... th́ người đó sẽ là thầy của ḿnh. Phải bám sát theo người đó mà y giáo phụng hành. Đó gọi là "một vị thầy duy nhất".

Và cũng phải nhớ điểm này, "Chọn một vị Thầy duy nhất hoàn toàn không có nghĩa là phỉ báng, chê bai những vị thầy khác. Người thường chê bai người khác, nhất định không thể là người chân chánh tu hành. Theo một vị thầy, nghĩa là nhất định phải theo một người chân tu, thực tu, chánh tu, chứ không thể đụng đâu theo đó.

Mỗi người có một căn cơ riêng, duyên phần riêng. Tất cả phải tùy duyên. Ta có một vị thầy để y giáo phụng hành là do duyên của chính ta, chứ không phải là chấp trước. Nghĩa là, không được theo duyên của ta mà phá duyên người khác, dù cho duyên của người khác có yếu hơn cũng không được phá.

Riêng chính ta, tu hành nhất định đừng sơ ư chạy theo cảm t́nh. Về xă giao th́ chúng ta phải tôn trọng, lịch sự, lễ phép, cung kính. C̣n đường thành đạo nhất định phải vững một đường đi. Không thể chạy theo thị hiếu của số đông, đừng lấy cảm t́nh mà tu. Nên nhớ, nếu sơ ư bị đọa lạc th́ chính ḿnh phải hứng chịu mọi quả báo, không ai có khả năng cứu độ ḿnh được.

Nên nhớ, người giảng giải hay, lư luận giỏi, triết lư cao siêu... chưa chắc là người hay đâu nhé.

Người tu hành nên biết ứng dụng thực tế, cụ thể, chính xác lời dạy của Phật trong kinh, có thế mới cứu được chính ḿnh, và mới mong cứu được một chúng sanh thành đạo.

Cụ thể, trong các pháp tu, niệm Phật là pháp cụ thể, dễ dàng, thích hợp với căn tánh hạ ngu như chúng ta. Vậy th́, ta nên nương theo pháp niệm Phật để tu.

Tuy nhiên, người tu theo pháp niệm phật mà chỉ khai triển chung chung, chưa hẳn đă cứu giúp được một người văng sanh Cực-lạc. V́ sao vậy? V́, nên nhớ kỹ, thời mạt pháp chúng sanh tội chướng quá nặng, căn trí mê mờ... hướng dẫn không cụ thể, không chính xác, không biết giựt ḿnh từ những kinh nghiệm của sự thất bại mà sửa đổi kịp thời, th́ hậu vận của người tu hành cũng thật khó được tốt đẹp hơn vậy.

Nói cụ thể hơn nữa, người niệm Phật tự ḿnh phải cố gắng tinh tấn, nhưng xin đừng quên nghiên cứu thật kỹ phương pháp hộ niệm. Hộ niệm lâm chung là sự hộ trợ rất tích cực cho người học Phật được phước phần văng sanh Tây-phương Cực-lạc, thành tựu đạo quả.

Hộ niệm không phải là cầu siêu. Rất nhiều người học Phật, nhưng không biết cách hộ niệm. Cứ chờ người ta chết, rồi đến đọc kinh cầu siêu. Cho rằng tụng kinh cầi siêu, sau đó lo chuyện hậu sự, giúp đỡ đám tang, gọi là hộ niệm. Hoàn toàn đă hiểu lầm!!

Hộ niệm là niệm Phật, giảng giải cách văng sanh, yểm trợ tinh thần, giúp người niệm Phật giữ vững niềm tin, giữ vững tâm nguyện tha thiết được văng sanh Cực-lạc, và cố hết sức tŕ giữ câu A-Di-Đà Phật để niệm cầu xin Ngài phóng quang tiếp độ! Hộ niệm từ lúc c̣n đang khỏe mạnh, trước khi chết và hộ niệm luôn sau khi tắt hơi (ít ra 8 giờ).

Chết rồi mới tính, th́ không thể gọi là hộ niệm một cách đúng nghĩa được.

Nhắc lại, Hộ niệm không phải là cầu siêu. Xin đừng lầm lẫn.

Diệu Âm

(08/04/09)