CƯ SĨ DIỆU ÂM

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

.:: Thư trả lời Hộ Niệm ::.

***

Mấy điểm cần chú ư khi khai thị

 

Hỏi:

Trong những buổi niệm Phật cho những trường hợp trên  VT thấy thường xuyên đọc bài SÁM HỐI.

  Con xưa đă tạo bao ác nghiệp.

 Đều từ vô thỉ tham sân si…

..

  Hết thảy con nay xin xám hối.

 Nam Mô cầu xám hối Bồ Tát Ma Ha Tát (đọc 3 lần)

  Theo như cách hướng dẫn của Anh về phương pháp hộ niệm và qua những trường hợp hộ niệm văng sanh mà chính anh là người khai thị VT không thấy cách SÁM HỐI này.

Như vậy cách Sám trên có đúng pháp không?

  Trả lời:

Sám nghiệp không có ǵ sai. Nhắc nhở người bệnh sám hối là điều tốt. Tuy nhiên, khi đi hộ niệm chúng ta nhắc về sám hối một vài lần là có thể đủ, đừng nhắc đến điều sai trái của người bệnh nhiều quá, v́ khi nhắc đến lỗi lầm th́ có thể khiến cho người bệnh mặc cảm tội lỗi, hoặc cứ nhớ đến những sai trái mà không yên tâm niệm Phật.

 Một người, giả sử, bị lỗi lầm nhiều quá, lớn quá, chúng ta phải khuyên họ sám hối, chỉ họ cách sám nghiệp.

 Nhưng sau khi sám hối rồi, người hộ niệm t́m lời an ủi, vỗ về, khuyến tấn họ, làm cho họ không c̣n sợ hăi hay lo ngại về chuyện sai trái nữa. Có vậy họ mới an ḷng niệm Phật. An tâm niệm Phật mới có cơ hội văng sanh.

 Phải có tâm lư, thiện xảo phương tiện, chứ không thể thẳng như "ruột ngựa" được, thấy họ sai mà nhắc đến cái sai hoài, th́ không khéo họ bị phiền năo, mắc cỡ, tức bực... Đă bị vậy rồi rất khó cứu họ.

 Như vậy, lời sám hối trên, nếu có thể, nhắc một lần, hai lần là đủ. Sau đó, khuyên họ nhiếp tâm niệm Phật, cố giúp họ quên luôn các sai trái trong quá khứ đi, để chỉ c̣n nhớ câu Phật hiệu mà niệm.

 Hơn nữa, c̣n khuyên người bệnh rằng, những chuyện sai trái đó chẳng qua là do sự mê muội nhất thời, lúc ḿnh chưa hiểu Phật pháp. Chuyện này ai cũng có, không ai tránh khỏi. Đừng ngại, đừng lo sợ.

 Điểm quan trọng là t́m mọi cách để an ủi người bệnh. Đừng để những chuyện sai trái thành ra chuyện lớn làm vướng mắc tâm họ. Khuyên họ, thuyết phục họ hăy hết sức an ḷng về chuyện này.

 Người hộ niệm khi chỉ cách cho họ sám hối xong, th́ coi như nghiệp chướng đă phủ phục. Nói với người bệnh rằng, đă thành tâm sám hối th́ Phật đă chấp nhận cho họ được mang nghiệp về Tây phương để Phật giải cho, gọi là: "Đới Nghiệp Văng Sanh". Quyết định phải giúp họ an tâm niệm Phật mới được.

 Đó là nói với người bệnh. C̣n về phần nguời thân trong gia đ́nh, th́ ḿnh phải nói riêng. Đ̣i hỏi gia đ́nh phải thành tâm hóa giải ách nạn cho người bệnh. Phải làm phước, phóng sanh, in kinh, bố thí... cho nhiều để hồi hướng công đức.

 Khi bị nghiệp khảo nặng, bị oán thân trái chủ báo hại, th́ rất cần sự thành tâm của người thân hóa giải: niệm Phật, lạy Phật cầu Tam bảo gia bị. Ăn chay, phóng sanh, thành tâm cầu xin oan gia trái chủ tha thứ. Nhất là phóng sanh, rất tốt.

 Những người nằm trên giường bệnh năm này qua năm khác th́ việc làm phước thiện của gia đ́nh rất quan trọng, giúp cho người bệnh dễ thoát ách nạn dở sống dở chết. Nếu gia đ́nh không chịu tiếp tay trong chuyện này th́ người hộ niệm cũng đành tùy duyên chứ không cách nào khác hơn.

  Hỏi:

Khi cầu xin oan gia trái chủ thường nói lớn với nội dung như: Kính thưa chư vị hương linh có mặt ở đây, cùng chư vị hương linh Cửu Huyền Thất Tổ... V́ vô minh che lấp nên Phật tử... đă gây ra nhiều lỗi lầm đă làm cho chư vị đau khổ. Có thể là ăn thịt, giết hại, năo loạn... Bây giờ Phật tử... đă thành tâm sám hối phát Bồ Đề tâm niệm Phật cầu văng sanh Tây Phương Cực Lạc...

Cách cầu xin oan gia trái chủ như vậy có làm cho người được hộ niệm sợ không? Có làm ảnh hưởng đến tinh thần của người được hộ niệm không? (v́ thường xuyên nhắc lại)

 Trả lời:

Cầu giải oan gia trái chủ nên thành tâm, nói chầm chậm, một vài lần th́ có thể đủ để giải được. Không nên nói lớn tiếng, v́ nói lớn tiếng giống như kiểu ra lệnh, không tốt.

 Có nhiều người điều giải nói nhanh quá, nói xẳn giọng, lớn tiếng quá,... không tốt.

 Ḿnh là Phật tử, chưa có công đức lớn, lúc nào cũng nên khiêm nhường, khiêm tốn.  Nhất định không có một chút ác ư nào đối với oan gia trái chủ, hay chư vong linh. V́ tất cả họ đều là chúng sanh như chúng ta. Không bao giờ có ư hăm hại hay ghét bỏ họ. Không thể v́ cứu người bệnh mà gây hại đến họ.

 Hăy một ḷng khuyên giải, khẩn nguyện, cầu xin... họ quay đầu hướng Phật để hỗ trợ nhau giải thoát. Giả như họ không chịu buông tha, th́ đó cũng là nhân quả của họ với người bệnh. Ḿnh chỉ thành tâm điều giải là tốt nhất, chứ không có cách nào khác hơn.

 Mỗi khi muốn điều giải, hăy chắp tay, im lặng tịnh tâm một chút rồi mới nói. Nói chậm rải, nói tha thiết, nói thẳng vấn đề. Chỉ một vài lần là đủ, đừng lập đi lập lại quá nhiều lần, (ngoại trừ những trường hợp quá đặc biệt và cần thiết).

 Đừng nhắc đến những cảnh giới quá hung dữ trong tam ác đạo cho người bệnh nghe làm chi. Đây là điều không tốt lắm, mà có thể dễ làm người bệnh hoảng sợ. Hoảng sợ th́ bất an, hăi kinh, rất khó tịnh tâm được. Đây là vấn đề tâm lư.

 Có thể soạn thành bài, rồi cầm bài đọc một cách trang trọng. (Trong quy tắc trợ niệm lâm chung có một số bài mẫu).

 Câu hỏi này hay lắm. Hăy phổ biến cho nhiều người xem để tránh lỗi lầm trong khi hộ niệm.

 A-Di-Đà Phật

Diệu Âm

(27/04/2009)