CƯ SĨ DIỆU ÂM

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

.:: Thư trả lời Hộ Niệm ::.

***

Kinh Luận, Hộ Niệm 

Hỏi:

1/ Theo như Ngài Tịnh Không giảng, hiện tại Tịnh Tông có năm Kinh và một luận. Chúng tôi đă xem qua nhưng không thấy Kinh "Niệm Phật Ba La Mật" được liệt vào trong ấy. Xin cư sĩ cho biết nguyên nhân v́ sao như vậy?

Trả lời:

Đúng ra Tịnh-độ chỉ có ba kinh và một luận, đó là Kinh A-Di-Đà, Kinh Vô-Lượng-Thọ, kinh Quán-Vô-Lượng-Thọ và một luận là Văng-Sanh-Luận của Thiên-Thân Bồ-tát.

  Đến đời nhà Thanh cư sĩ Ngụy Nguyên (?) đem mười đại nguyện vương của Bồ-tát Phổ-Hiền trong phẩm nhập pháp giới kinh Hoa-Nghiêm vào chương tŕnh tu học tịnh-tông thành ra bốn kinh.

  Ấn Quang đại sư đem chương Đại Thế Chí niệm Phật Viên Thông trong kinh Lăng-Nghiêm sát nhập vào nữa thành ra năm kinh.

  HT Tịnh Không nói, đến đây cũng đă đủ.

  Kinh Niệm Phật Ba-la-mật rất hay, nhưng tu học Tịnh-độ cần đơn giản, ngắn và thẳng, nếu thấy kinh nào hay cũng đưa vào th́ không chỉ có kinh Niệm Phật Ba-la-mật mà c̣n nhiều kinh khác nữa cũng nói về niệm Phật, cũng nên đưa vào. Nhiều kinh th́ khó nhiếp tâm vậy!

  HT Tịnh Không c̣n nói, trong năm kinh, hăy chọn ra một kinh mà tŕ tụng là đủ, đâu cần phải tụng cho đủ năm kinh. C̣n bộ luận chỉ dành cho người nghiên cứu chứ không phải đề hành tŕ.

  Nếu chư vị nào muốn nghiên cứu hay tŕ tụng kinh Niệm Phật Ba-la-mật cũng được, nhưng đầy đủ nhất vẫn là kinh Vô-Lượng-Thọ. Tiện nhất là kinh A-Di-Đà. Kinh Quán-Vô-Lượng-Thọ th́ để bổ túc cho kinh Vô-Lượng-Thọ, rất khó nhiếp tâm, v́ các pháp quán không hợp căn cơ của đại chúng, riêng mười đại nguyện vương là tiêu chuẩn của chư vị pháp thân đại sĩ trên cơi Hoa-Nghiêm chứ không phải cho hạng b́nh thường. C̣n chương Đại Thế Chí niệm Phật Viên Thông th́ quá ngắn gọn. Cho nên, giữa hai kinh A-Di-Đà và Vô-Lượng-Thọ, nên chọ một, hoặc cả hai là đủ rồi vậy.

  Hỏi:

2) Cư sĩ có cái nh́n như thế nào về cuốn sách "Tây Phương Du Kư" của pháp sư Khoan Tịnh? Chúng ta có nên lưu hành hay không?

Trả lời:

Về sách "Tây Phương Du Kư" của Pháp Sư Khoan Tịnh, có chỗ hợp, có chỗ không được hợp mấy. Về việc lưu hành, Diệu Âm không dám quyết định. Có lẽ rằng khi Ngài giảng, không có máy ghi âm, chỉ được ông Lưu Thế Hoa ghi chép lại. Ghi chép muốn được đầy đủ chỉ có người đă học qua tốc kư, viết như chớp, nói đâu viết đó mới có khả năng ghi hết đầy đủ bài giảng kư. Nếu không th́ cũng dễ ghi lầm. Như vậy, có lẽ do khả năng ghi chép yếu mà gây ra sự sơ suất chăng?

Cảnh giới mông huân, cảnh giới mà ngài Khoan Tịnh thấy được cũng khá vi diệu, chỉ đáng tiếc là lời thuật lại có chỗ thiếu sót. Trước đây Diêu Âm cũng đọc qua sách đó, có nhắc tới để khuyến tấn cha già, nhưng chỉ trích dẫn những chỗ hợp kinh thôi, c̣n các chỗ khác th́ làm lơ. Chỉ thế thôi, chứ không dám ư kiến nhiều hơn.

Hỏi:

3/ Chúng tôi đang hộ niệm cho một cụ bà là mẹ của một sư cô ở tại một ngôi chùa. Một hôm đến chùa, chúng tôi được biết là hôm đó không hộ niệm mà chỉ muốn chúng tôi tụng kinh Thủy-Sám (việc này sư cô và người nhà đă không hội ư trước với chúng tôi). Xin cư sĩ cho biết, chúng tôi phải cư xử như thế nào cho hợp lẽ để cho việc hộ niệm được thành tựu?

   Trả lời:

Tụng kinh Thủy-Sám cũng tốt chứ không sao. Nếu người bệnh muốn tụng kinh này để sám hối th́ nên tụng cho họ, cầu sám hối nghiệp chướng. Nhưng nên tụng một vài biến rồi ngưng để nhiếp tâm vào câu Phật hiệu, v́ chỉ có niệm câu Phật hiệu mới dễ được văng sanh.

  Người lo cầu sám hối nhiều quá, chú tâm vào đó th́ dù có sám được nhiều nghiệp cũng chỉ hưởng phước, chứ khó mà được văng sanh.

Hỏi:

4) Tiếp theo trên, sư cô bảo chúng tôi ngừng hộ niệm, bảo rằng ai muốn tụng kinh th́ mời đến. Lư do là có một thầy thuốc châm cứu cho bà cụ, thấy bà cụ khỏe dần nên tạm thời tụng kinh để cầu an. Khi nào tới lúc... sẽ mời hộ niệm. Kính xin cư sĩ cho biết chúng tôi phải làm như thế nào với trường hợp này?

Trả lời:

Châm cứu được th́ cứ châm cứu, nếu biết rằng không thể cứu chữa thân bệnh được nữa th́ cần tổ chức hộ niệm càng sớm càng tốt, đừng để quá trễ.

  Theo như sự việc kể lại, th́ có lẽ vị sư cô đó chưa biết về pháp hộ niệm, cứ tưởng hộ niệm chỉ là việc chờ chết rồi đến cầu siêu, nên mới nói như vậy.

  Xin quư vị hăy tùy duyên, tự tại tịnh tâm niệm Phật. Nên chờ khi nào chúng sanh có được duyên mới hộ niệm cho họ văng sanh vậy. 

  A-Di-Đà Phật

Diệu Âm

(05/06/2009)