CƯ SĨ DIỆU ÂM

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

.:: Thư trả lời Hộ Niệm ::.

***

Xác c̣n ấm nhiều chỗ

 

Hỏi:

...một bác trai này 70 tuổi, bác thường xuyên đưa đón vợ ḿnh đi hộ niệm, ngay cái hôm hộ niệm cho một bà cụ được văng sanh vào ngày 12 tháng giêng, th́ vợ bác trở về thấy bác đă bị té trong nhà tắm, nhưng miệng th́ cứ kêu "phật ơi cứu con, phật ơi cứu con và niệm mười niệm", nhưng gia đ́nh vẫn đưa bác vào bệnh viện cấp cứu, nhưng bác sỹ từ chối và mang bác về nhưng vẫn được thở ô-xy, nhưng đă mê man bất tỉnh....

Nhưng khi khám xác th́ xác cứng và ấm ngực, bác đă không được văng sanh. Ban hộ niệm buồn lắm chú ơi! Tại sao bác thành tâm như vậy mà không được văng sanh vậy chú? Có phải tại gia đ́nh đưa bác vào cấp cứu trong bệnh viện nên thần thức đă bị tán loạn không chú? Trong ṿng 49 ngày ḿnh có thể làm ǵ cho bác ấy được văng sanh không chú? Bác rất có tâm đạo, thường xuyên niệm Phật, và thường chở vợ ḿnh đi niệm Phật, đáng lư ra bác có rất nhiều công đức, phải có cơ hội văng sanh nhiều chứ chú, cháu buồn lắm!!

 Trả lời:

Người được văng sanh không phải dễ dàng. Tất cả đều phải có nhân, có duyên đầy đủ mới được. Đừng thấy ḿnh hộ niệm được một số người ra đi với thoại tướng tốt đẹp th́ tưỏng rằng với ai cũng được phước phần này.

Người niệm Phật mà sau cùng không được văng sanh chính v́ nhân niệm Phật đời này chưa thành tựu mà nhân trong nhiều đời trong quá khứ đă kết tựu về.

Nhân quả thông ba đời. Cận tử nghiệp rất dễ sợ! Người niệm Phật mà ỷ lại, hoặc sơ ư, thi dù có hộ niệm, người đó cũng khó tránh khỏi ách nạn của cận tử nghiệp.

Hộ niệm là trợ giúp người ra đi thêm Tín-Nguyện-Hạnh để văng sanh, chứ hộ niệm đâu thể quyết định giùm cho người ra đi.

Chính người ra đi phải quyết định. Chính Tín-Nguyện-Hạnh của người ra đi phải đầy đủ. Điều này chính người đi phải lo huân tu, phải ngày đêm tự ḿnh cố gắng mới được, chứ không phải hỗ trợ cho vợ con tu hành là đủ, không phải cúng dường cho chùa chiền là xong, không phải giúp cho người khác tu hành là Phật thương sẽ cứu ḿnh đâu...

Tâm Phật tịch tĩnh, có cầu có ứng, cứu độ tùy duyên, không có phan duyên. Giống như cái chuông, có đánh có tiếng. Cho nên, khi tu hành, liệu người tu hành đó có làm đúng không. Nói rơ hớn, tất cả do chính tâm ḿnh quyết định vậy. Xin phải nắm rơ đường thành đạo.

 Nghe kể lại sự việc, th́ h́nh như ông bác này nặng về tu phước, chứ không nặng về tu văng sanh. Tu hành như vậy, chẳng qua là kiếm chút phước báu nào đó mà thôi.

  Tu phước th́ hưởng phước. Nhưng thưa thực rằng, hưởng được phước báu cũng không phải dễ đâu, v́ phải đợi cái duyên phước đến mới hưởng được cái phước này. Giả như có hưởng được phước đi nữa, th́ cái phước này liệu có bao phủ được nghiệp chướng trong nhiều đời nhiều kiếp không?

  Người thành tâm niệm Phật, cầu sanh Tây-phương, khi bị hoạn nạn th́ hăy niệm "A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật,..", phải nhiếp tâm vào câu Phật hiệu để cầu văng sanh Cực-lạc, chứ sao lại kêu "Phật ơi cứu con, Phật ơi cứu con,... ". Cứu ǵ đây? Người đó đang kêu xin Phật cứu cái tai nạn của ḿnh, cứu cho ḿnh khỏi bị chết, chứ không kêu cứu độ văng sanh chăng?

  Hăy tha thiết cầu sanh Cực-lạc th́ mới có cảm ứng, mới hợp với đại nguyện của Phật. Nếu sơ ư cầu lệch ra khỏi quỹ đạo này th́ chính ḿnh bị lạc đường. Tất cả đều do tâm ḿnh tạo ra. Phật chính là tâm, tâm chính là Phật. Tâm nguyện cuối cùng là điểm giải quyết tương lai.

  Cho nên, chính người trong cuộc đang hướng về đâu trong lúc này. Nếu người niệm Phật mà chuyển đổi tâm ư, không muốn văng sanh. Nếu vậy, thay v́ hưởng"mười niệm tất sanh", th́ công đức niệm Phật (nếu có) sẽ biến thành phước báu nhân thiên, tức là "bất thành tựu" vậy.

  Ông bác thường chở vợ đi hộ niệm, tại sao ông không chịu tham gia hộ niệm với vợ? Có lẽ chính ông bác này đă ỷ lại vào vợ chăng?

  Người nào ăn nấy no, ai tu nấy chứng. Không ai tu giùm cho ai được!

 Vậy người niệm Phật hăy nhiếp tâm niệm Phật, đừng quá ỷ lại. Ḿnh ưng thuận cho người niệm Phật, mà chính ḿnh không niệm Phật, th́ chủng tử Phật trong tâm của ḿnh yếu, hoặc không có. V́ thế nên lúc hữu sự không cất nổi tiếng Phật hiệu. 

 Muốn nhân chủng Phật mạnh trong tâm th́ ngày đêm phải niệm Phật, huân tu câu Phật hiệu, niệm thành thứ phản xạ tự nhiên mới được.

  Niệm Phật có Phật, niệm ma có ma. Người không niệm Phật th́ ma, niệm cạnh tranh ganh tỵ, niệm lư hay luận giỏi, niệm lục đạo vô thường. Niệm lục đạo vô thường th́ đành phải chịu sanh tử luân hồi.

  Đừng nên lư luận, triết lư, nói huyền, nói diệu nữa... Đừng nên tham gia vào các cuộc hội đàm, tranh căi, thị phi, hơn thua nữa. Những thứ này nó làm ḿnh phải mê muội, tâm hồn không thanh tịnh. Tâm loạn th́ đường giải thoát bị che kín. Những cái tâm hăng sùng, cạnh tranh, hơn thua, lư lẽ... chính là những chiếc lưỡi hái do chính ḿnh tạo ra, nó sẽ chờ ngày đoạn mất cơ hội thoát nạn của chính ḿnh đó. Uổng lắm!

 Vậy tốt nhất hăy thành tâm niệm Phật, chí thành niệm Phật. Thành tất linh, một ngày nào đó ḿnh được thành đạo. Đừng để quá trễ mà ân hận.

 Vậy nên, cố công niệm Phật, phải tự ḿnh làm lấy chứ không thể làm một chú ít việc thiện là đủ đâu. Nên nhớ, căn nghiệp của mỗi người chúng ta lớn lắm, không thể sơ ư được.

  Người khi chết, trong ṿng tám giờ mà bị đụng chạm, bị cắt mổ, bị đưa vào ướp xác, v.v... rất khó thoát nạn. Người biết hộ niệm phải hiểu rơ chuyện này. Nếu khinh thường th́ khó có thể tránh khỏi ách nạn.

  Trong ṿng 49 ngày, thần thức c̣n có cơ hội siêu sanh. Gia đ́nh nên chí thành cầu siêu, làm thiện làm phước, phóng sanh để hồi hướng. Hằng ngày tụng kinh niệm Phật và khai thị cho hương linh sớm giác ngộ mà phát tâm niệm Phật cầu văng sanh. Việc hiếu nghĩa th́ người sống phải cố gắng làm, thành tâm làm, đây là điều cần thiết, chớ nên sơ suất.

  Hỏi: Nếu hộ niệm cho một người được tám tiếng, sau khi khám xác th́ đỉnh đầu ấm, chân tay mềm mại, sắc mặt tươi hồng, môi lại mĩm cười, nhưng khám ở vùng bụng th́ hương linh cũng ấm ở vùng bụng luôn. Như vậy hương linh có được văng sanh không vậy chú?

 Trả lời:

Trường hợp này, trong quyển quy tắc trợ niệm lâm chung cần biết có nói, nên tiếp tục niệm Phật trợ niệm cho người đó thêm một thời gian nữa, bốn hoặc tám tiếng nữa chứ không nên ngưng. Thường sau khi tám giờ niệm Phật th́ thân xác người ra đi sẽ lạnh toát, đó là bảo đảm thần thức đă hoàn toàn thoát ly khỏi xác. Nếu c̣n nóng nhiều chỗ, đôi khi thần thức chưa ra khỏi thân. V́ vậy chớ nên vội vă nhập quan mà làm cho thần thức đau buồn, bức xúc... không tốt!

  Thường muốn thăm thân phải thực hiện sau tám giờ hộ niệm. Nên thăm cẩn thận, nhẹ nhàng, và thành kính đối với nhục thân. Nhiều người sau khi thăm thân hay "bắt cái xác tập thể dục" lâu quá, đây là điều nên tránh, chỉ làm để sắp xếp lại tư thế nằm cho trang nghiêm, và để biết chắc chắn không c̣n chướng ngại ǵ là được. Nên thăm từ dưới chân thăm lên.

 A-Di-Đà Phật

Diệu Âm

(01/04/2009)